Lịch sử khí tượng Bão Neoguri (2014)

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐBNĐC1C2C3C4C5

Vào cuối ngày 30 tháng 6, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) ghi nhận một nhiễu động nhiệt đới trong vùng áp suất thấp lớn và đối lưu lan rộng xảy ra cách Chuuk 120 nmi (220 km; 140 dặm) về phía đông. Cơ quan này dự đoán một vùng áp thấp sẽ hình thành trong cùng khu vực vào cuối ngày hôm sau.[4][5][6] Cuối ngày 2 tháng 7, JMA nâng cấp vùng áp thấp lên thành áp thấp nhiệt đới, đồng thời Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) cũng đưa ra cảnh báo về sự hình thành xoáy thuận nhiệt đới, bởi sự tích tụ các vùng mây đối lưu nhờ những yếu tố thời tiết thuận lợi, với hiện tượng gió đứt tầng thấp theo phương đứng và dòng thổi ra mạnh.[7][8] Sáng ngày 3 tháng 7, JMA bắt đầu đưa ra các khuyến cáo bão đối với vùng áp thấp nhiệt đới. Thêm vào đó, JTWC nâng cấp nó lên thành áp thấp nhiệt đới có đối lưu sâu và hỗn loạn đang lan rộng.[9][10] Cuối ngày hôm đó, JTWC nâng cấp áp thấp nhiệt đới lên thành bão nhiệt đới và định danh cơn bão là 08W bởi sự nở rộng tâm vùng thấp của đối lưu.[11]

JMA nâng cấp áp thấp nhiệt đới lên thành bão nhiệt đới và đặt cho nó cái tên Neoguri (tiếng Triều Tiên: 너구리) mang số hiệu 1408 vào sáng sớm ngày 4 tháng 7, khi một hình ảnh sóng ngắn truyền về cho thấy mắt bão đang phát triển.[12][13] Lúc 09:00 UTC, JMA tiếp tục nâng Neoguri lên thành bão nhiệt đới dữ dội, và chỉ ba tiếng đồng hồ sau đã lại nâng thành bão cuồng phong, khi nó tiếp tục di chuyển lên hướng tây bắc dọc theo ngoại vi phía nam của một vĩ độ ngựa sâu.[14][15] Cuối ngày hôm đó, JTWC cũng nâng Neoguri lên thành bão cuồng phong, khi các đám mây ngày càng dày đặc và xoáy quanh mắt bão gần như liên tục.[16] Sáng ngày 5 tháng 7, Neoguri tiếp tục mạnh lên và được tăng cường bởi các dải mây cong bao bọc chặt lấy mắt bão, chỉ cách mắt bão 25 nmi (45 km; 30 dặm), do các dòng thổi ra cuộn xoáy cực mạnh.[17] Đến chiều, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) đặt cho cơn bão cái tên địa phương Florita do nó đã đi vào Khu vực thẩm quyền Philippines. Mắt của Neoguri đã giãn nở đến mức gần như đối xứng tâm và đạt đến kích thước rất lớn với đường kính 35 nmi (65 km; 40 dặm) vào ngày 6 tháng 7.[18] Sự xuất hiện của một lõi đối lưu mạnh và chặt chẽ đã được JTWC phát hiện ra bằng cách sử dụng các hình ảnh sóng ngắn SSMIS, và ảnh động hơi nước chỉ ra các dòng thổi xuyên tâm đang giúp tăng cường liên tục cho cơn bão.[19]

Mắt của Neoguri với những tầng mây dày đặc và bao bọc cuộn xoáy được quan sát từ Trạm vũ trụ Quốc tế vào ngày 7 tháng 7.

Neoguri tiếp tục mạnh lên thêm, và chẳng bao lâu sau nó đã đạt cấp siêu bão cuồng phong, với sức gió duy trì ở mức 130 hải lý trong một phút;[20] lúc này bão đã tiến gần tỉnh đảo Okinawa thuộc miền Tây Nam Nhật Bản, được biết đến dưới tên địa phương cơn bão số 8 năm Bình Thành thứ 26 (平成26年台風第8号, cơn bão số 8 năm Bình Thành thứ 26?). Đến 07:00 JST ngày 7 tháng 7, tốc độ gió của Neoguri đã đạt mức 180 km/h ở vùng tâm bão và hơn 90 km/h trong vòng bán kính 200 km.[21] Lúc 18:20 JST, JMA ban chỉ thị cảnh báo bão cấp đặc biệt đối với các khu vực Miyako-jima, đảo Kume[22] và sau đó là các địa phương trên đảo Okinawa.[23] Cơn bão sau đó đã được hạ xuống còn cấp 3 và không còn gọi là siêu bão cuồng phong nữa vào ngày 8 tháng 7.[24] Đến tối, Neoguri đi qua Okinawa và được cảnh báo sẽ đổ bộ vào tỉnh Kagoshima thuộc đảo chính Kyushu, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão ở mức 162 km/h.[2][25]

Sáng ngày 9 tháng 7, Neoguri di chuyển chậm theo hướng bắc đông bắc với vận tốc 25 km/h, dọc bờ biển phía tây Kyushu và ảnh hưởng trực tiếp đến một phần quần đảo Gotō thuộc tỉnh Nagasaki. Áp suất bão tăng lên 965 hPa (28,5 inHg), gây gió giật mạnh 100 km/h ở bán kính phía tây và 300 km/h ở bán kính phía đông tâm bão, tạo mưa giông dữ dội trên diện rộng.[26] Chiều hôm đó, với áp suất tăng lên 970 hPa (29 inHg) và gió giật mạnh tối đa 110 km/h, Neoguri di chuyển theo hướng đông, còn cách thành phố Sasebo của tỉnh Nagasaki 332 km và suy yếu thành bão nhiệt đới dữ dội với mắt bão gần như biến mất.[27] JMA dự báo cơn bão sẽ đổ bộ vào phía tây các tỉnh Kyushu vào sáng hôm sau.[28] 7 giờ sáng ngày 10 tháng 7, Neoguri đổ bộ lên đảo chính Kyushu tại địa phận thành phố Akune thuộc Kagoshima, gây mưa to toàn Nhật Bản, rồi tiếp tục di chuyển về phía đông, đâm xuyên qua tỉnh Miyazaki vào lúc 10 giờ sáng để ra Thái Bình Dương với vận tốc tăng lên thành 45 km/h và sức gió tối đa 90 km/h.[29][30] Suốt buổi chiều, cơn bão chạy song song theo đảo chính Shikoku với áp suất đối đa 985 hPa (29,1 inHg), hướng lên đảo chính Honshu; sức gió mạnh nhất ở bán kính phía tây bắc là 390 km/h và phía đông nam là 600 km/h.[31] Đến khoảng 6 giờ chiều, Neoguri tái đổ bộ vào thành phố Tanabe của tỉnh Wakayama trên đảo Honshu rồi lại tiếp tục viền dọc theo bờ biển lên hướng đông đông bắc, và suy yếu thành bão nhiệt đới.[32][33][34]

2 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 7, Neoguri đi qua cực nam bán đảo Izu, ảnh hưởng trực tiếp lên Izu Ōshima, và giữ tốc độ 35 km/h tiếp tục tiếp cận vịnh Tokyo.[35] JTWC đã hạ cơn bão xuống thành một áp thấp nhiệt đới và không còn tiếp tục theo dõi nó.[36] 9 giờ sáng, Neoguri băng qua vịnh Tokyo, đổ bộ vào tỉnh Chiba và suy yếu nhanh chóng.[37] Đến trưa, nó trở thành một xoáy thuận ngoài vùng nhiệt đới rồi tiếp tục đi dọc theo bờ biển các tỉnh vùng Tohoku, sức gió mạnh nhất chỉ còn 45 km/h với áp suất tối đa 990 hPa (29 inHg), và không còn khả năng mạnh trở lại hay tiếp tục tấn công đất liền.[38] Neoguri không còn được JMA theo dõi kể từ ngoài khơi Fukushima sau gần 7 ngày hoạt động.[39] Tàn dư mây bão tiếp tục gây mưa với lượng lớn cho các tỉnh miền Bắc Nhật Bản,[40] rồi biến mất hoàn toàn trên vùng Biển Okhotsk vào ngày 13.[41]

  • Ảnh vệ tinh của Neoguri theo thời gian
  • (2 tháng 7)
    Áp thấp nhiệt đới
  • (3 tháng 7)
    Áp thấp nhiệt đới
  • (4 tháng 7)
    Bão nhiệt đới
  • (5 tháng 7)
    Bão cuồng phong
  • (6 tháng 7)
    Bão cuồng phong
  • (7 tháng 7)
    Siêu bão cuồng phong
  • (8 tháng 7)
    Bão cuồng phong
  • (9 tháng 7)
    Bão nhiệt đới dữ dội
  • (10 tháng 7)
    Bão nhiệt đới
  • (11 tháng 7)
    Xoáy thuận ngoài vùng nhiệt đới

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão Neoguri (2014) http://www.nmc.gov.cn/publish/country/warning/typh... http://www.afp.com/en/news/japan-highest-typhoon-a... http://www.al.com/news/index.ssf/2014/07/typhoon_n... http://www.bloomberg.com/news/2014-07-08/typhoon-n... http://www.chinatimes.com/realtimenews/20140709003... http://www.fnn-news.com/news/headlines/articles/CO... http://www.japantoday.com/category/national/view/p... http://www.jiji.com/jc/c?g=soc&k=2014071000105 http://sankei.jp.msn.com/world/news/140709/kor1407... http://www.nikkei.com/article/DGXNASDG0704F_X00C14...